Nhà thờ Đức Bà quận 1 là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn. Trải qua nhiều năm đón gió, phơi sương, nơi đây vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ kính và ấn tượng như thuở ban đầu.

Lịch sử hình thành nhà thờ Đức Bà quận 1

Nhà thờ Đức Bà quận 1

Nhà thờ Đức Bà địa chỉ tại Công trường Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.Là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo nổi bật giữa trung tâm Sài Gòn nhưng không phải ai cũng biết rõ về lịch sử nhà thờ Đức Bà. Theo giới thiệu về nhà thờ Đức Bà thì công trình này được khởi công năm 1877, hoàn thành vào năm 1880, do kiến trúc sư J.Bourad thiết kế, giám sát công trình.Vào ngày 11/4/1880, lễ cung hiến và khánh thành nhà thờ ở quận 1 được cố đạo Colombert tổ chức với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ là Le Myre de Vilers. Vì mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất cho công trình này đều do Soái phủ Nam Kỳ đảm trách, tổng số tiền thời đó lên tới 2.500.000 franc Pháp nên thời gian đầu công trình này có tên là Nhà thờ Nhà nước – do Nhà nước Pháp xây dựng và quản lý.Sau, công trình được đổi tên thành nhà thờ Đức Bà, tên chính thức là Vương Cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica), được phong Vương Cung Thánh Đường vào năm 1962.

Bao quát công trình kiến trúc nhà thờ Đức Bà quận 1

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn với nét kiến trúc tinh tế của Pháp được đánh giá là một trong những thánh đường đẹp nhất, quan trọng nhất và cũng gần như cổ kính nhất ở đây.

Tòa thánh điện bên trong nhà thờ

Tòa thánh đường được thiết kế đặc biệt, có thể chịu tới gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ bên trong. Nội thất bên trong được thiết kế gồm một lòng chính, hài lòng phụ, tiếp đến là 2 dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài của thánh đường là 93m, chiều rộng nhất lên tới 35m, chiều cao của mái vòm là 21m. Với thiết kế này, thánh đường có sức chứa có thể đạt tới 1.200 người.Các bàn thờ ở bên trong đều được khắc tinh tế bằng đá cẩm thạch nguyên khối. 56 ô cửa kính nhiều màu sắc ghép lại với nhau tạo nên hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo hình thức Roman và Gothic tôn nghiêm và trang nhã.

Tháp chuông nhà thờ Đức Bà

Tháp chuông tựa như linh hồn của nhà thờ. Thuở sơ khai chỉ có 2 tháp chuông. Vào năm 1895, có tất cả 6 chuông theo 6 âm (đồ, rê, mi, son, la, si) treo trên 2 tháp chuông và hai mái chóp được xây thêm để che 2 gác chuông cao 21m theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes.

Nhà thờ Đức Bà quận 1

Khu vực các bàn thờ ở nhà thờ Đức Bà Thành Phố Hồ Chí Minh

Nếu đã đi nhà thờ Đức Bà Hồ Chí Minh, du khách không nên bỏ qua khu vực các bàn thờ. Các bàn thờ tại đây đều được điêu khắc tinh tế bằng vật liệu đá cẩm thạch. Thiết kế với 56 ô cửa kính nhiều màu sắc tập hình ảnh độc đáo ấn tượng. Tất cả các đường nét, gờ chỉ và hoa quăng 

Khu vực công viên phía ngoài nhà thờ

Công viên là khuôn viên bên ngoài mặt trước tòa thánh đường. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình, do điêu khắc G.Ciocchetti thực hiện vào năm 1959. Bức tượng cao 4.6m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như cầu nguyện hòa bình cho người dân và đất nước Việt Nam.

Nhà thờ Đức Bà quận 1

Bản đồ nhà thờ Đức Bà thành phố Hồ Chí Minh có một khu vực mà giới trẻ rất nhiệt tình check-in, đó là công viên phía ngoài nhà thờ. trung tâm của khuôn viên mặt trước tòa thánh đường là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình điêu khắc bởi G.Ciocchetti vào năm 1959. Bức tượng cao 4.6m, nặng 8 tấn, làm từ đá cẩm thạch trắng của Italy. 

Thời gian mở cửa

Từ thứ 2 đến thứ 7: 5h30; 17h30Chủ nhật: Các giờ gồm: 5h30, 6h45, 8h00,9h30 (thánh lễ bằng tiếng anh); 16h00, 17h15,18h30.Lưu ý: Du khách vào nhà thờ hoàn toàn miễn phí.

Một số nét nổi bật của nhà thờ Đức Bà

  • Tượng đồng Pigneau de Béhaine: Được người Pháp đúc vào năm 1903. Nhân vật của bức tượng là giám mục Pigneau de Béhaine (giám mục Bá Đa). Ông dẫn theo một cậu bé – hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh (con trai vua GIa Long). Đây được xem là biểu tượng của sự hòa hợp giữa Công giáo và triều Nguyễn lúc bấy giờ. Tới năm 1945, bức tượng bị phá bỏ, chỉ còn lại bệ đá hoa cương.
Nhà thờ Đức Bà quận 1
  • Tượng Đức Mẹ Hòa Bình: Sau một thời gian bỏ trống bệ đá cẩm thạch, đến năm 1958, linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đã đặt nhà điêu khắc G.Ciocchetti tạc tượng Đức Mẹ Hòa Bình (bằng đá Carrara của Ý) để đặt tại đây. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu là cây thánh giá. Mắt Đức Mẹ nhìn lên trời như cầu nguyện hòa bình cho người dân Việt Nam.

Kinh nghiệm tham quan nhà thờ Đức Bà

Ở đâu khi đi du lịch?

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi phát triển mạnh về kinh tế cũng như du lịch. Do đó, nhiều mô hình khách sạn nghỉ dưỡng được chú trọng đầu tư, phát triển. Với chất lượng cao sở hữu được lợi thế địa hình, giúp các du khách di chuyển thuận tiện với lộ trình của bản thân. Để trải nghiệm được không gian nghỉ dưỡng này bạn có thể tham khảo top 10 khách sạn chất lượng tại quận 1.

Nhà thờ Đức Bà quận 1

Di chuyển bằng gì đến địa điểm du lịch?

Vị trí tọa lạc của nhà thờ Đức Bà nằm ngay trung tâm thành phố, vì việc di chuyển tới đây không hề khó khăn. Bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện như xe máy, ô tô, xe buýt, xích lộ ( nếu bạn muốn có những phút giây để ngắm nhìn toàn cảnh phố phường). Nếu bạn sử dụng phương tiện cá nhân có thể di chuyển theo bản đồ chỉ đường và gửi xe tại trường Hòa Bình, Hội trường Thống Nhất hoặc nhà văn hóa Thanh Niên.Các tuyến đường xe buýt như:

  • Tuyến xe số 18: Bến Thành – Chợ Hiệp Thành
  • Tuyến xe số 19: Bến Thành – Khu Đại học Quốc Gia
  • Tuyến xe số 36: Bến Thành – Thới An
  • Tuyến xe D1: Công viên 23/9 – Thảo Cầm Viên
  • Tuyến xe số 49: Sân bay Tân Sơn Nhất – Quận 1

Những địa điểm tham quan gần nhà thờ Đức Bà

Sau khi tham quan nhà thờ Đức Bà quận 1, bạn có thể ghé đến những địa điểm nổi tiếng ở Sài Gòn như:

  • Dinh Độc Lập
  • Phố đi bộ Nguyễn Huệ;
  • Chợ Bến Thành;
  • Tháp Bitexco Financial Tower;
  • Bảo tàng Lịch sử Việt Nam;
  • Hồ Con Rùa;
  • “Check-in trên mây” tại Landmark 81.