Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh VNUHCM-University of Social Sciences and Humanities; viết tắt: VNUHCM-USSH) là một thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trường có tiền thân là Đại học Văn khoa (thuộc Viện Đại học Sài Gòn), Đại học Tổng hợp TP.HCM. Trường là trung tâm nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn lớn nhất miền Nam.
Lịch sử hình thành trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn
Với tuổi đời gần 60 năm hình thành và phát triển, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn xứng đáng là một trong những “cây đại thụ” trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam. Trường được thành lập ngay sau hiệp định Genève 1954, trên cơ sở Đại học Văn khoa ở Hà Nội, và sau đó được tái lập ở Sài Gòn vào tháng 11 năm 1955 với tên gọi là Trường Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp và là trường thành viên của Viện Đại học Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn.Trải qua vài lần đổi tên nữa, đến 30-3-1996, trường chính thức mang tên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 1233/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.Hiện nay, trường đào tạo các trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân và các khóa đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu nhân nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Cơ cấu ngành đào tạo của trường được xác lập theo định hướng nghiên cứu; củng cố và nâng cao chất lượng các ngành học cơ bản – truyền thống song song với việc chú trọng phát triển các ngành học ứng dụng – hiện đại; thực hiện quy mô hợp lý, cân đối giữa các phương thức và loại hình đào tạo.Bên cạnh việc tiên phong khai mở ra những ngành đào tạo mới như: Việt Nam học, Đông phương học, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Đô thị học, Ngữ văn Tây Ban Nha, Ngữ văn Ý…, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn còn tự hào là đơn vị dẫn đầu cả nước về việc thu hút sinh viên và học viện quốc tế với trên 300 học viên và sinh viên nước ngoài đến từ 73 quốc gia và vùng lãnh thổ học tập toàn thời gian và trên 2.500 lượt học viên, sinh viên đến học tập, nghiên cứu ngắn hạn hàng năm.Bên cạnh việc đào tạo đa ngành, HCMUSSH không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chú trọng các hoạt động liên kết quốc tế nhằm làm cầu nối đưa kiến thức tiên tiến từ nước ngoài áp dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam.
Mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh
Mục tiêu
Có những đột phá chiến lược về phát triển nguồn lực, về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng môi trường văn hoá đại học.
Tầm nhìn
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là trường đại học nghiên cứu trong hệ thống ĐHQG-HCM, nằm trong tốp đầu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của Châu Á.
Sứ mệnh
Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, tạo ra những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu về khoa học xã hội và nhân văn.
Có những đóng góp chiến lược cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
Đi đầu trong xây dựng môi trường đại học tự do học thuật về khoa học xã hội và nhân văn.
Các hoạt động của sinh viên
Trường luôn nằm trong top các trường có phong trào sinh viên sôi nổi nhất không chỉ trong TP HCM mà còn trên cả nước. Ít ai biết HCMUSSH là cái nôi của Chiến dịch Xuân tình nguyện – phong trào tình nguyện nay đã trở nên phổ biến trong cả nước mà thời sinh viên ai nấy đều mong muốn được trải nghiệm ít nhất một lần. Bên cạnh đó, Đoàn hội Nhân văn cũng thường xuyên tổ chức các chiến dịch tình nguyện, talk – show, cuộc thi, đêm nhạc hoành tráng thu hút hàng ngàn sinh viên tham dự.Nhiều câu lạc bộ như Phóng viên trẻ, Văn minh học đường, Lửa tâm, Đội văn nghệ xung kích,.. mở ra nhằm giúp các bạn học tập thêm kỹ năng và theo đuổi đam mê. HCMUSSH còn là nơi mà lễ hội văn hoá các ngành học đã trở thành bản sắc với Lễ hội văn hoá Đông phương, Ngày hội Việt Nam học, Ngày hội nhân học, Ngày hội Xã hội học, Ngày hội văn hoá Tây Ban Nha hay Điểm hẹn văn hoá nhân văn.
Cơ cấu ngành đào tạo
Trường có 30 ngành đào tạo bậc Đại học gồm: Tôn giáo học, Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Công tác Xã hội, Đô thị học, Địa lý (các chương trình đào tạo: Bản đồ-Viễn thám GIS, Địa lý Dân số-Xã hội, Địa lý Kinh tế-Phát triển vùng. Địa lý môi trường), Đông phương học (các chương trình đào tạo: Ả Rập học, Ấn Độ học, Indonesia học, Thái Lan học, Úc học), Giáo dục học, Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Hàn Quốc học (các chương trình đào tạo: Kinh tế – Chính trị – Ngoại giao Hàn Quốc, Ngữ văn Hàn Quốc, Văn hóa – Xã hội Hàn Quốc), Lịch sử (các chương trình đào tạo: Khảo cổ học, Lịch sử Đảng CS Việt Nam, Lịch sử Thế giới, Lịch sử Việt Nam), Nhân học (các chương trình đào tạo: Nhân học phát triển, Nhân học văn hóa – xã hội), Quan hệ Quốc tế, Ngôn ngữ Anh (các chương trình đào tạo: Biên-Phiên dịch, Ngữ học – Giảng dạy tiếng Anh, Văn hóa – Văn học Anh – Mỹ), Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Trung, Nhật Bản học, Tâm lý học, Thư viện, Quản lý thông tin, Triết học (các chương trình đào tạo: Chủ nghĩa Xã hội khoa học, Tôn giáo học, Khoa học Chính trị, Khoa học chính trị, Triết học), Văn hoá học, Văn học (Ngữ văn Hán Nôm, Văn học, Biên kịch Điện ảnh – Truyền hình), Ngôn ngữ học, Việt Nam học, Xã hội học, Quản dịch vụ du lịch và lữ hành (các chương trình đào tạo: Hướng dẫn du lịch, Quản trị Nhà hàng – Khách sản, Quản trị lữ hành).
Mức học phí
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM vừa công bố mức học phí mới khi thực hiện cơ chế tự chủ đại học.Theo đó, học phí mới của trường dao động từ 16-82 triệu đồng/ năm học tùy theo nhóm ngành thuộc chương trình đại trà, chất lượng cao hay chương trình liên kết quốc tế.Ở chương trình đào tạo đại trà, học phí chia theo 2 nhóm ngành.Thứ nhất là nhóm ngành khoa học xã hội nhân văn. Nhóm ngành này cũng có 3 mức học phí từ 16-20 triệu đồng/ năm. Trong đó, các ngành có mức học phí 16 triệu đồng/năm học gồm: triết học, tôn giáo học, lịch sử, địa lý, thông tin – thư viện, lưu trữ học.Các ngành có mức học phí 18 triệu đồng/ năm gồm: giáo dục học, ngôn ngữ học, văn học, văn hóa học, xã hội học, nhân học, Đông Phương học, Việt Nam học, quản trị văn phòng, công tác xã hội, quản lý giáo dục, tâm lý học giáo dục, quản lý thông tin.Các ngành có mức học phí 20 triệu đồng/năm học gồm: quan hệ quốc tế, tâm lý học, báo chí, truyền thông đa phương tiện.Thứ hai là nhóm ngành ngôn ngữ, du lịch cũng có các mức thu khác nhau. Cụ thể, các ngành có mức học phí 19,2 triệu đồng/năm học gồm: ngôn ngữ Italia, ngôn ngữ Tây Ban Nha, ngôn ngữ Nga.Các ngành có mức học phí 21,6 triệu đồng/năm học gồm: ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Đức.Các ngành có mức học phí 24 triệu đồng/năm học gồm: ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.Ở chương trình chất lượng cao, học phí 60 triệu đồng/năm học gồm các ngành: quan hệ quốc tế, báo chí, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Ngôn ngữ Đức, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.Ở chương trình liên kết quốc tế 2+2, mức học phí thuộc nhóm cao nhất. Học phí 2 năm đầu khi học tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM là 60 triệu đồng/ năm cho các ngành: truyền thông và ngành quan hệ quốc tế (liên kết với ĐH Deakin). Ngành ngôn ngữ Anh liên kết với Trường ĐH Minnesota Crookston có mức học phí là 82 triệu đồng đồng/ năm học. Ngành ngôn ngữ Trung Quốc liên kết với ĐH Sư phạm Quảng Tây có mức học phí là 45 triệu đồng/ năm học.
Địa chỉ đào tạo
Cơ sở chính: 10 – 12 Đ. Đinh Tiên Hoàng, Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí MinhCơ sở phụ: Khu phố 6, đường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh